TÁC DỤNG CỦA TRẦM HƯƠNG - Cộng đồng Chuyên Gia Đá Quý uy tín nhất Việt Nam - ChuyenGiaDaquy.com

Header Ads

TÁC DỤNG CỦA TRẦM HƯƠNG

Để biết về tác dụng của trầm hương thì chúng ta cần biết về cội nguồn của Trầm hương từ đó chúng ta mới biết được tác của trầm hương là gì?

                          



Nào hãy cũng DND tìm hểu về nguồn gốc Tràm hương nhé?

Cây gió bầu là cây gỗ lớn, lâu năm, có thể cao đến 20 m hoặc hơn và có gỗ mềm. Thân gió bầu khá thẳng với vỏ thân mỏng, cành hơi cong và lá mọc so le, hình thuôn nhọn, mặt dưới lá có lông. Hoa gió bầu mọc thành chùm, tạo thành quả có hình elip nhọn hai đầu, vẫn còn đài hoa, vỏ quả mềm xốp, có lông, vị rất đắng và khi chín nứt làm hai phần với 1 hoặc 2 hạt màu đen có chuôi nhọn.

Cây gió bầu hàng chục tuổi mới có trầm hương và không phải cây nào cũng tạo được trầm hương. Hơn nữa, khi sự tích tụ dầu hoàn thành thì cũng là lúc cây gió già rụi và chết, phần gỗ mục dần và chỉ còn lại những khúc gỗ có chứa trầm hương. Ngày nay, người ta can thiệp để tạo trầm nhân tạo bằng các tổn thương cơ giới, hóa chất và chế phẩm sinh học. Tuy nhiên, những vấn đề xung quanh các can thiệp này còn cần được nghiên cứu

Vậy tác dụng của trầm hương là gì?

Tác dung của Trầm hương được dùng để thanh tẩy ô uế, trược khí và tà khí.

Về dược liệu thì tác dụng của Trầm hương có vị cay, đắng, tính ôn, làm giáng khí, bình can, bổ thận khí, bổ nguyên dương, hạ đờm. Vì vậy, trầm hương còn được biết đến với các công dụng như bổ dạ dày, trấn tĩnh, giảm đau, điều trị cấm khẩu, khí nghịch khó thở, nôn mửa, hen suyễn, thận hư, bí tiểu tiện, đau ngực, bụng và bệnh nguy làm nấc cục liên miên.

Cách dùng: dùng khoảng 3 – 4 g bột hoặc mài với nước uống, hoặc ngâm rượu.

Bên cạnh đó, trầm hương còn được dùng để điều trị chứng xúc động tinh thần khiến khí dồn lên, thở gấp, buồn bực, không ăn được bằng cách kết hợp cùng các vị thuốc sau: trầm hương, nhân sâm, ô dược, hạt cau, mỗi vị 6 g, sắc lấy nước uống.

Theo quan niệm y học cổ truyền thì Kỳ nam có dược tính tốt nhất trong các loại trầm hương và còn được dùng điều trị các chứng phong đàm bằng cách mài với nước rồi uống (hoặc đốt rồi xông hơi vào lỗ mũi).

Không có nhận xét nào